Các nhãn hiệu decal:
Thương hiệu Fasson của hãng sản xuất: Avery Denison (Mỹ), UPM Raflatac (Phần Lan), Lintec (Nhật)
4 màu cơ bản CMYK:
Từ CMYK là từ viết tắt trong tiếng Anh để chỉ mô hình màu loại trừ sử dụng trong in ấn màu. Mô hình màu này dựa trên cơ sở trộn các chất màu của các màu sau:
- C=Cyan trong tiếng Anh có nghĩa là màu xanh lơ hay cánh chả
- M=Magenta trong tiếng Anh có nghĩa là màu cánh sen hay hồng sẫm
- Y=Yellow trong tiếng Anh có nghĩa là màu vàng
- K=Key (trong tiếng Anh nên hiểu theo nghĩa là cái gì đó then chốthay chủ yếu để ám chỉ màu đen mặc dù màu này có tên tiếng Anh là black do chữ B đã được sử dụng để chỉ màu xanh lam (blue) trong mô hình màu RGB để tạo các màu khác.
Hỗn hợp của các màu CMY lý tưởng là loại trừ (các màu này khi in cùng một chỗ trên nền trắng sẽ tạo ra màu đen). Nguyên lý làm việc của CMYK là trên cơ sở hấp thụ ánh sáng. Màu mà người ta nhìn thấy là từ phần của ánh sáng không bị hấp thụ. Trong CMYK hồng sẫm cộng với vàng sẽ cho màu đỏ, cánh sen cộng với xanh lơ cho màu xanh lam, xanh lơ cộng với vàng sinh ra màu xanh lá cây và tổ hợp của các màu xanh lơ, cánh sen và vàng tạo ra màu đen.
Vì màu ‘đen’ sinh ra bởi việc trộn các màu gốc loại trừ là không thực sự giống như mực đen thật sự hay màu đen của vật đen tuyệt đối (là vật hấp thụ toàn bộ ánh sáng), việc in ấn trên cơ sở bốn màu (đôi khi gọi là in các màu mặc dù điều này không chính xác) phải sử dụng mực đen để bổ sung thêm vào với các màu gốc loại trừ là các màu vàng, cánh sen và xanh lơ.
Việc sử dụng công nghệ in ấn bốn màu sinh ra kết quả in ấn cuối cùng rất cao cấp với độ tương phản cao hơn. Tuy nhiên màu của vật thể mà người ta nhìn thấy trên màn hình máy tính thông thường có sự sai khác chút ít với màu của nó khi in ra vì các mô hình màu CMYK và RGB (sử dụng trong màn hình máy tính) có các gam màu khác nhau. Mô hình màu RGB là mô hình dựa trên cơ sở phát xạ ánh sáng (màu bổ sung) trong khi mô hình CMYK làm việc theo cơ chế hấp thụ ánh sáng (màu loại trừ).
Màu Pantone là gì?
Các màu đã được nghiên cứu, tiêu chuẩn hóa với các thông số kỹ thuật trong pha chế, được đánh mã số cụ thể và đưa vào hệ thống PMS, là màu Pantone.
Người trong giới in ấn thường định nghĩa màu Pantone là màu pha, hay màu thứ 5. Bởi lẽ, màu Pantone đã được tiêu chuẩn hóa với đặc điểm kỹ thuật rõ ràng, có thể coi như màu pha sẵn, khác hoàn toàn với “màu thường” – các màu tạo ra từ việc nhà in pha trộn từ các màu CMYK (là 4 màu cơ bản trong in ấn).
Màu Pantone luôn có sắc độ tươi tắn, nổi bật hơn hẳn khi đặt cạnh những ấn phẩm được in offset từ 4 màu cơ bản (thường bị sai khác lớn với thiết kế).
Trong tên gọi các màu Pantone, bên cạnh mã số riêng thể hiện sắc độ, đi sau các số thường có thêm các chữ cái C,M,U nhằm thể hiện chính xác hiệu ứng màu thay đổi trên từng chất liệu giấy in. C (coated – giấy có lớp tráng phủ như giấy Couche), U (Uncoated – không tráng, như giấy Fort) và M (matte – mờ). Ví dụ, Pantone 199 Red có thể được xác định là Pantone 199C (C = giấy Coated), Pantone 199U (U = không tráng giấy) hoặc Pantone 199M (M = Matte Paper). Còn trong bảng tra cứu dành cho thiết kế vật liệu nhựa, các màu cũng được ký hiệu thêm bên cạnh mã số màu: chữ Q – opaque (thể hiện màu sắc được in trên bề mặt nhựa đục), chữ T – transparent (ký hiệu cho màu hiện lên trên bề mặt nhựa trong).